Powered By Blogger

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Champa Nhìn lại (I)




Champa Nhìn lại (I)

Michael Vickery

Người dịch: Hà Hữu Nga

Như đầu đề của bài viết muốn nói, tôi cho rằng lịch sử Champa, với tư cách là một tổng thể hầu như chưa có một nghiên cứu phê phán nào, kể từ khi cuốn sách1 của Georges Maspéro xuất bản năm 1928, nay cần phải được nhìn lại với các vấn đề sau: i) Nguồn gốc của người Chăm nói tiếng Nam Đảo hiện sinh sống tại Việt Nam và Cambodia; ii) Vấn đề Lâm Ấp; có phải Lâm Ấp chính là Champa do những hồ sơ đầu tiên liên quan đến vấn đề này, hay là do được xác định về sau, còn nếu Lâm Ấp không phải là Champa thì đó là gì?2 ; iii) Các quan hệ với Việt Nam, đặc biệt là quan niệm cho rằng Champa, bao gồm cả Lâm Ấp thường xuyên là nạn nhân của tệ bành trướng của người láng giềng phía bắc; iv) Cách kể về lịch sử Champa của Maspéro. Mặc dù cuốn sách của ông lập tức thu hút sự xét đoán của độc giả ngay sau khi xuất bản và càng ngày càng thấu đáo hơn kể từ Rolf Stein, nhưng các kết luận chủ yếu của ông lại được trao truyền theo nghĩa đen vào công trình tổng hợp nổi tiếng của Georges Coedès, và đã tiếp tục tác động ảnh hưởng mạnh mẽ đến các công trình nghiên cứu khác, kể cả việc chấp nhận chung của một số nhà ngôn ngữ cho đến tận thập kỷ vừa qua 3.

Bài viết này bao gồm cả việc xem xét lại vị thế chính trị - hành chính của các vùng người Chăm sinh sống được xác định căn cứ vào các di tích kiến trúc và bi ký trải dài từ Quảng Bình đến nam Phan Rang. Có nghĩa là nhìn lại xem liệu có phải Champa là một nhà nước/vương quốc thống nhất duy nhất như mô tả trong các công trình nghiên cứu kinh điển đã có hay đó là một loại liên chính thể do người Chăm nói tiếng Nam Đảo thống trị, hay cả hai, hoặc đó là những chính thể hoàn toàn riêng biệt, thỉnh thoảng có tranh chấp? 4

Các nguồn tư liệu: Có ba loại nguồn tư liệu cho lịch sử Champa: (1) các di tích vật chất – kiến trúc gạch vẫn được coi là hệ thống đền tháp đi liền với các công trình điêu khắc, và các tư liệu thu được từ các cuộc khai quật khảo cổ học; (2) các bi ký bằng tiếng Chăm cổ và tiếng Phạn; và (3) các sử liệu chữ Hán và tiếng Việt về mối quan hệ giữa các quốc gia đó và các chính thể khác thuộc các vùng phía nam Trung Quốc, trong đó có bắc Việt Nam, và vùng lãnh thổ thuộc nam Việt Nam ngày nay.

Các di tích vật chất: Các di tích vật chất trên mặt đất, hệ thống đền tháp thông qua các công trình kiến trúc đã cho thấy tối thiểu có ba vùng bắt đầu phát triển vào cùng một thời gian – khoảng các thế kỷ 8 – 9. Tuy nhiên, chắc chắn là đã có các kiến trúc sớm hơn giờ đây không còn nữa và niên đại khởi đầu thực sự thì sớm hơn. Kể từ Bắc vào Nam, các vùng đó là (1) Quảng Nam, nhất là lưu vực sông Thu Bồn, khu vực Mỹ Sơn, Trà Kiệu và Đồng Dương; (2) vùng Nha Trang với phức hợp Po Nagar, và (3) vùng Phan Rang, trong đó các bộ phận thuộc di tích Hòa Lai có thể có niên đại vào thế kỷ 8, và có lẽ có thể gồm cả các kiến trúc Pô Dam và Phan Thiết xa hơn về phía Nam.5

Một vùng khác, ở đó có số lượng lớn các di tích đền tháp, đó chính là khu vực Quy Nhơn, nhưng các kiến trúc ở đó lại có niên đại thế kỷ 11 – 13, mà không có các di tích sớm hơn. Toàn bộ các vùng này đều nằm ở các cảng rất thuận tiện thuộc các cửa sông, hoặc trên các con sông, không xa biển. Một di chỉ cổ tại lưu vực Thu Bồn ở đó toàn bộ các công trình kiến trúc trên mặt đất đã biến mất theo thời gian, là đề tài thu hút rất nhiều mối quan tâm, nhưng ở đó các công trình điêu khắc ấn tượng thì lại vẫn còn, đó là Trà Kiệu, cách Mỹ Sơn khoảng 20 – 30 km; tầm quan trọng của nó có lẽ từ thế kỷ thứ nhất đã được khảo cổ học phát lộ 6.

Hai con sông có tầm quan trọng hơn cả trong lịch sử sớm Champa, mặc dù cho đến bây giờ vẫn chưa được chú ý đúng mức. Một là – tôi sẽ chỉ rõ, con sông chưa bao giờ được quan tâm đến – sông Trà Kúk ở Quảng Ngãi với hai ngôi thành cổ Châu Sa (rõ ràng là một thành lũy lớn) và Cổ Lũy (nơi này đã phát hiện được một số công trình điêu khắc quan trọng, có lẽ niên đại từ thế kỷ 7 – 8). Cả hai ngôi thành này đều nằm gần cửa sông, cùng với các di tích của ngôi tháp Chánh Lộ có các công trình điêu khắc rất đáng chú ý, có niên đại thế kỷ 11. Việc gần như bỏ qua thành Châu Sa của các nhà khảo sát trước đây có lẽ do họ không phát hiện được hệ thống đền tháp ấn tượng, mà lại chỉ có một bi ký 7. Còn con sông kia là Đà Rằng - Sông Ba, đổ vào biển ở Tuy Hòa, giữa Quy Nhơn và Nha Trang; đó là một lưu vực rộng nhất ở Việt Nam. Các di tích của các giai đoạn khác nhau đã được phát hiện dọc triền sông, một bi ký Phạn thế kỷ XV ở vùng cửa sông, và Thành Hồ rộng hơn thành Châu Sa, cách biển khoảng 15 km. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một tuyến đường thủy quan trọng vào nội địa 8.

Một vùng khác cũng bị bỏ qua, đó là vùng phía cực bắc của Champa ở Quảng Trị và Quảng Bình, rõ ràng là thuộc thế kỷ 9 – 10, khi Indrapura và khu vực đền tháp Đồng Dương hưng thịnh và khi các di chỉ Phật giáo Đại thừa phát triển tại Ròn/Bắc Hạ, Đại Hữu, Mỹ Đức và Hà Trung 9. Vùng này có lẽ được đưa vào phạm vi “triều vua thứ sáu” của Maspéro, nhưng các công trình tưởng niệm của nó đã không được nghiên cứu trong thời gian ông đang viết về vấn đề này, và tầm quan trọng của vùng này chưa bao giờ được đánh giá đúng mức. Hơn nữa, ý nghĩa to lớn của nó lại bị lu mờ đi trong các văn liệu với việc quy cho các công trình đó thuộc “phong cách” được đặt tên cho các trung tâm xa hơn về phía nam, chẳng hạn như Đồng Dương, Mỹ Sơn, v.v...10. Việc chú ý thiết yếu đến vùng này buộc chúng ta phải diễn giải lại lịch sử các sự kiện trong các thế kỷ 10 – 11.

Cần phải nhấn mạnh rằng việc định niên đại nhiều di tích kiến trúc và việc phát hiện các công trình điêu khắc trên mặt đất vẫn cần phải được nghiên cứu kỹ hơn, vì người ta đã không còn chấp nhận các diễn giải cũ là hợp lý nữa. Các mẫu bao gồm Mỹ Sơn E-1, được định niên đại bằng cách so sánh với điêu khắc Cambodia cách xa 700 km với một bi ký mơ hồ đi kèm; cụm tháp Hòa Lai, Phan Rang được định niên đại theo Damrei Krap ở Phnom Kulen, Cambodia, căn cứ vào một mẩu huyền thoại trên bi ký Cambodia Sdok Kak Thom; phong cách Tháp Mắm, Bình Định thì dựa vào cách xử lý nặng tính hư cấu của Maspéro; còn phong cách Mỹ Sơn A1 trước hết dựa trên một định kiến của Henri Parmentier cùng một bi ký bị lạm dụng và giờ đây không còn được phân biệt rõ ràng khỏi Trà Kiệu mà ngày nay rất ít người đồng ý vì những phong cách Trà Kiệu khác nhau được khảo cổ học thực địa phát hiện11. Vì vậy trong giai đoạn nghiên cứu này thì việc định niên đại các công trình kiến trúc và điêu khắc của lịch sử Champa đều khá lỏng lẻo.

Bi ký: Bi ký Champa được thể hiện bằng hai ngôn ngữ, Chăm và Phạn. Bi ký Chăm được coi là cổ nhất chính là bia Võ Cạnh được phát hiện tại một di chỉ gần Nha Trang. Nó được định niên đại vào khoảng thế kỷ 2 – 4, và càng ngày người ta càng có những ý kiến khác nhau về việc nó có thuộc Champa hay thuộc về một thủ lĩnh Phù Nam đã từng chinh phục vùng đất sau đó đã trở thành một phần của Champa. Quan điểm cuối cùng của Coedès được Maspéro ủng hộ cho rằng bia đó thuộc Phù Nam, và vị thủ lĩnh được xác định rõ ràng, có tên श्री मार* Śrī Māra, được viết bằng chữ Hán là 范師蔓* Fan Shih man Phạm Sư Mạn, còn tôn giáo thời kỳ đó là Đạo Phật. Quan điểm đó được thịnh hành đến tận năm 1969, khi Jean Filliozat cho rằng tước vị Māra có lẽ có nguồn gốc từ một tước vị hoàng gia पाण्ड्य* Pandyan, còn nội dung của tấm bi ký có thể cũng chỉ ẩn ý Ấn Độ giáo như là Phật giáo mà thôi. Cách xử lý như vậy dường như cho thấy bia Võ Cạnh có thể không được coi là thuộc Phù Nam, hoặc Champa, và chắc chắn không thuộc Lâm Ấp 12.  

Tuy nhiên ngày nay William Southworth đã lôi cuốn sự chú ý đến những đặc điểm nhất định của nội dung bi ký, có vẻ thể hiện xã hội Nam Đảo; nếu lập luận ấy đứng vững thì có thể hoàn trả lại cho một thực thể Chăm tấm bi ký đầu tiên đó, mặc dù nó không thuộc Lâm Ấp. Như Southworth đã lưu ý, đoạn dịch dưới đây của Filliozat và Claude Jacques: “Tác giả của tấm bi ký này có lẽ không hề là hậu duệ của Śrī Māra, mà là một người con rể đã kết hôn với dòng tộc mẫu hệ thống trị. Trọng tâm then chốt của dòng tộc này rõ ràng là người con gái của cháu nội Śrī Māra, mà tác giả của tấm bi ký xuất thân từ gia đình đó, còn nội dung tấm bi ký đã cho thấy tôn ty mẫu hệ này”.  

Có nghĩa là loại vật quyên cúng này được mô tả trong bi ký là “rất thông thường trong các xã hội mẫu hệ”, và tấm bi ký “chủ yếu được thúc đẩy bởi các mối quan tâm xã hội bản địa”. Cái tên Śrī Māra có thể vẫn thuộc về nguồn gốc Tamil như Filliozat đề xuất – mà người Chăm học được trong các chuyến hải hành đến Ấn Độ và sử dụng cái tên đó một thời gian cho đến khi tước vị phạn वर्मन्* varma che chở, bảo vệ* trở thành phổ biến vào giai đoạn sau. Nha Trang, như Southworth đã mô tả, là một cảng “trên tuyến thương mại chính qua Đông Nam Á” từ Ấn Độ đến bắc Việt Nam và nam Trung Quốc, “tạo ra một bối cảnh lịch sử và địa lý hợp lý cho việc dựng bia Võ Cạnh” 13. Tấm bia được coi là cổ xưa thứ hai, thế kỷ IV, sau Võ Cạnh là một văn bản cổ ngữ Chăm thuộc Đông Yên Châu, gần Trà Kiệu. Được phát hiện tại vùng Thu Bồn, không xa Mỹ Sơn, đây cũng là loại văn bản cổ nhất của bất cứ cổ ngữ Nam Đảo hoặc Đông Nam Á nào 14.   

Cả hai tấm bia sớm này đều biệt lập và có thể không thuộc vào số còn lại, những tấm bia còn sót lại không được phân bố hoàn toàn phù hợp với các di tích vật chất. Nhóm bia có nội dung mạch lạc nhất gắn liền với sự phát triển sớm của lưu vực sông Thu Bồn, di chỉ Mỹ Sơn, đồng thời chỉ có những văn bản biệt lập ở nơi khác. Từ thế kỷ V-VIII có 20 bi ký tất cả đều bằng chữ Phạn, trừ hai bia ở Mỹ Sơn hoặc gần đó. Theo các thống kê của Southworth thì 19 bi ký với 279 dòng văn bản ở Quảng Nam, với 12 bi ký và 258 dòng ở Mỹ Sơn, nhưng chỉ có ba bi ký với 13 dòng ở nơi khác 15. Sau đó từ giữa thế kỷ VIII đến giữa thế kỷ IX, khoảng 774 đến 854, có một nhóm 8 bia mạch lạc nhất ở phía Nam. Hầu hết các bia này đều ở Phan Rang, chỉ có vài cái ở Nha Trang; 5 tấm bia hòan toàn, hoặc một phần, viết bằng chữ Chăm. Tiếp theo, từ 875 (hoặc sớm hơn tý chút) đến 965, có 25 bi ký được coi là thuộc triều इन्द्रपुरा* Indrapura/Đồng Dương, lại ở phía bắc vùng Thu Bồn, nhưng riêng biệt khỏi Mỹ Sơn. Các bi ký này đều phác họa một khu vực rõ ràng từ Quảng Nam đến Quảng Bình và chỉ có loại cổ tự trong các văn tập đã được công bố phát hiện ở phía bắc Huế. Bốn bi ký nhóm này ở phía Nam và 16 bi ký hoàn toàn hoặc một phần thuộc chữ Chăm 16. Một bi ký có nhiều cổ tự Chăm hơn cả, và có lẽ liên quan là bia Mỹ Sơn, có niên đại 991 (xem bên dưới).

Về sau các bi ký này phân bố khá đồng đều giữa Bắc và Nam cho đến đầu thế kỷ XIII, sau đó có 32 bia được phát ở phía Nam, và chỉ có sáu bia ở Mỹ Sơn, niên đại muộn nhất là 1263. Sau năm 991, trong số 75 bia đã biết cho đến cái cuối cùng năm 1456 thì chỉ có 5 cái bằng chữ Phạn, tất cả đều trước năm 1263, và số còn lại là chữ Chăm. Trong cùng giai đoạn có 18 bia Mỹ Sơn tính đến chiếc cuối cùng được định niên đại 1263 và một bia khác từ cuối thế kỷ शक* śaka XII, hai trăm năm sau khi các vua Champa, theo Maspéro, được cho là chuyển về phía nam đến विजय* Vijaya do sc ép ca người Vit, mt hoàn cnh buc phi xem xét li các mi quan h gia hai chính th này.    

Thật khác thường là Bình Định/Quy Nhơn mặc dù rõ ràng có tầm quan trọng như hệ thống tháp gạch đã chứng tỏ và rõ ràng các nguồn tư liệu Champa và Cambodia đều chú ý đến nó, nhưng ở đây lại chỉ thấy có 7 bi ký rất ngắn – tất cả đều muộn màng, và chỉ có một bi ký có nhiều giá trị lịch sử hơn cả (C53 and C54/1178-1278, C58/1259, C55/1265, C52/thế kỷ ś., C47/1401, C56/1456). Tất cả các bi ký chủ yếu của các nhà cai trị được cho là đã kiểm soát Bình Định trước thế kỷ XIII đều được chạm khắc tại Mỹ Sơn. [Về vấn đề này, xin xem ở dưới, trong phần nói về Vijaya.

Một tập hợp các bi ký chi tiết và mạch lạc nhất, chí ít là có một chục văn bản, liên quan đến các mối quan hệ của các thế kỷ XI – XIII, hầu như hoàn toàn là chiến tranh với Cambodia. Việc thảo luận chi tiết về các bi ký này được trình bày tại mục về lịch sử tự sự ở phía dưới. Công trình đầu tiên về các bi ký Champa bắt đầu vào cuối thế kỷ XIX. Abel Bergaigne bắt đầu tổng hợp các thông tin từ các bi ký từ năm 1888, và công bố các văn bản Phạn ngữ năm 1893. Công trình đầu tiên về các bi ký Chăm ngữ là của Étienne Aymonier năm 1891. Sau đó, trong một loạt bài viết, Louis Finot đã xử lý cả các bi ký Chăm ngữ và Phạn ngữ, bằng cách biến đổi một số vấn đề diễn giải về sau của Aymonier. Édouard Huber cũng đã thực hiện một công trình nghiên cứu quan trọng liên quan 17

Vẫn còn những vấn đề về việc giải thích theo nghĩa đen một số văn bản Chăm ngữ. Vì hầu hết các bi ký được Aymonier xử lý trong bài viết năm 1891, nhưng ông đã không công bố chính văn bản đó, và cũng không hề đưa ra một bản dịch đầy đủ, mà chỉ tóm tắt các chi tiết quan trọng. Rõ ràng là một số bi ký vẫn cần có những diễn giải mới, để rồi cuối cùng, nó đã thu hút được sự chú ý của một nhà Chăm học tài năng. Khi Louis Finot tiếp tục công việc công bố và dịch các bi ký Chăm, ông luôn chọn các văn bản mà Aymonier không xử lý; và vì ông không phải là một chuyên gia về ngôn ngữ, nên không thể chấp nhận toàn bộ các bản dịch của ông mà không đặt câu hỏi.  Vì chất lượng không chắc chắn của các bản dịch cổ ngữ Chăm, nhất là công trình của Aymonier, và của cả Finot nữa, nên tất cả các diễn giải về các sự kiện lịch sử dựa vào đó đều phải được trình bày bằng cách thông báo trước rằng để có được những bản dịch tốt hơn thì buộc phải xem xét lại một số chi tiết.

Giờ đây đã có một công trình mới của Anne-Valérie Shweyer về các bi ký Champa được sử dụng làm hướng dẫn cho tất cả các xuất bản phẩm. Nó có ý liệt kê toàn bộ các bi ký đã được công bố theo trật tự niên đại, đã được hiệu chỉnh với các cột ghi số đăng ký, vị trí, tên người và tên các thần được đề cập và các công bố khác liên quan 18. Ngoài công trình của Shweyer, không có một nghiên cứu nguyên bản nào mới về các bi ký Chăm trước năm 1920, và danh mục tư liệu chuẩn về các bi ký Champa, cả Chăm ngữ và Phạn ngữ, đều có niên đại từ 1923 19.
____________________________

Còn nữa...

Nguồn: Michael Vickery 2005. Champa revised, Asia Research Institute Working Paper Series No. 37, 2005. The ARI Working Paper Series is published electronically by the Asia Research Institute of the National University of Singapore.

Tác giả: Chân thành cảm ơn Bruce Lockhart đã giúp chuẩn bị bản thảo để công bố trong ARI Working Papers Series.

Ghi chú của người dịch: Các từ có đánh dấu sao [*] là do tôi, Hà Hữu Nga, trộm tìm, dịch sang tiếng Phạn, tiếng Hán và tiếng Việt để tiện cho bản thân trong việc nghiên cứu, so sánh và xác định nghĩa của từ mà thôi.

1. Georges Maspéro, Le Royaume de Champa (Paris: École Française d’Extrême-Orient reprint, 1988); ấn bản gốc là Paris and Brussels: Éds. G. Van Oest, 1928.

2. Tôi quyết định đọc vần này là Linyi. Cách viết ở Việt Nam ngày nay đã bỏ đi dấu gạch nối giữa hai từ tên địa danh. Trước đây nó được viết là Lin-I hoặc Lin-Yi, như trong Rolf Stein, Le Lin-Yi, sa localisation, sa contribution à la formation du Champa et ses liens avec la Chine, in Han-Hiue, Bulletin du Centre d’Études Sinologiques de Pékin, 2 (1947). [Lâm Ấp, định vị và đóng góp của nó cho quá trình hình thành Champa và các mối quan hệ của chúng với Trung Quốc]. Các địa danh và tên đền tháp Champa cũng được ghi theo cách đọc vần trong các văn liệu tiếng Việt hiện nay.

3. Louis Finot, nhìn lại Maspéro, Le Royaume de Champa, Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient (henceforth BEFEO), 28 (1928): 285-92; in lại năm bản năm 1988 của Maspéro, Royaume de Champa; George Coedès, Histoire ancienne des états hindouisés d’Extrême-Orient (Hanoi: Imprimerie d’Extrême-Orient, 1944); Coedès, Les états hindouisés d’Indochine et d’Indonésie (Paris: Éditions E. de Boccard,1948); Coedès, Les états hindouisés d’Indochine et d’Indonésie, rev. edn (Paris: Éditions E. de Boccard, 1964); Coedès, The Indianized states of Southeast Asia, ed. Walter F. Vella, tr. Sue Brown Cowing (Honolulu: University of Hawaii, 1968); Graham Thurgood, From ancient Cham to modern dialects, two thousand years of language contact and change (Honolulu: University of Hawaii, 1999). 

4. Đối với các sử gia và các bi ký học Champa trước đây nó được coi là có một một Champa duy nhất từ khi xuất hiện Lâm Ấp. Xem Étienne Aymonier, ‘Première étude sur les inscriptions tchames’, Journal Asiatique (henceforth JA), série 8, 17 (1891): 5-86; Louis Finot, Bia Śambhuvarman [शम्भुवर्मन्* Fan Fan-tche 范梵志* Phạm Phạm Chí] ở Mĩ Sơn - ‘Stèle de Śambhuvarman à Mi-so’n’, BEFEO, 3 (1903): 206-11; Louis Finot, ‘Notes d’épigraphie VI: Inscriptions de Quảng Nam’, BEFEO, 4 (1904): 83-115 (see p. 113); Finot, ‘Notes d’épigraphie XI: Les inscriptions de Mi-so’n’, BEFEO, 4 (1904): 897-977; Finot, ‘Les inscriptions du Musée de Hanoi’, BEFEO, 15 (1915): 1-19; Paul Pelliot, ‘Deux itinéraires de Chine en Inde à la fin du VIIIe siècle’, BEFEO, 4 (1904): 131-385; và các nguồn tư liệu dẫn trong ghi chú ở trên. Các nghiên cứu gần đây coi Champa là một liên chính thể có thể thấy trong Actes du séminaire sur le Campā, organisé à l’Université de Copenhague le 23 mai 1987 (Paris: Centre d’Histoire et Civilisations de la Péninsule Indochinoise, 1988).

5. William Aelred Southworth, The origins of Campā in Central Vietnam, a preliminary review (Ph.D. diss., School of Oriental and African Studies, University of London, 2001), pp. 416-7. Bảng 3 cho thấy chuỗi kiến trúc do Philippe Stern đề xuất trong L’art du Champa (ancien Annam) et son évolution (Paris: Adrien-Maisonneuve, 1942), và Bảng 4, đề xuất xem xét lại của Southworth. Ông đã bỏ qua mọi tham chiếu với Pô Nagar of Nha Trang, cho dù Bảng đề xuất của ông có tiêu đề là Chuỗi định vị kiến trúc Campa đến đầu thế kỷ 11 SCN, trong khoảng thời gian đó, sao lại có thể bỏ qua Pô Nagar được.

6. Ibid., dẫn công trình trước đây của Claeys và Glover.

7. Đây là trường hợp bi ký C61 được trích dẫn, như trong Édouard Huber, ‘L’épigraphie de la dynastie de Đồng Dương’, BEFEO, 11 (1911) 282; Finot, ‘Inscriptions du Musée’, p. 11; Southworth, ‘Origins of Campā’, pp. 149, 151. For Chánh Lộ see Jean Boisselier, La statuaire du Champa (Paris: Publications de l’École Française d’Extrême-Orient, 1963, p. 214.

8. Charles Higham, The archaeology of mainland Southeast Asia (Cambridge: Cambridge University Press,1989), pp. 304-5; Ngô Văn Doanh, Chămpa ancient towers: Reality & legend (Hanoi: Institute for South-East Asian Studies, 2002), pp. 281-92.

9. Boisselier, Statuaire du Champa, pp. 118, 101, 133-9, 141, 147-8, 276. 

10. Examples are L’Association Française des Amis de l’Orient, Le Musée de sculpture Caü de Đà Nẵng (Paris: Éditions de l’AFAO, 1997), p. 142, no. 121, from Hà Trung (Mỹ Sơn style); p. 144, no. 124, from Đại An (Mỹ Sơn style); and p. 175, no. 192, from Mỹ Đức (Đồng Dương style).

11. Stern, Art du Champa, p. 70, mặc dù không khẳng định sử dụng bất cứ bi ký nào trong việc định niên đại các công trình tưởng niệm thì việc Damrei Krap được xác định niên đại đầu thế kỷ IX, khoảng 802, trên cơ sở tích truyện Jayavarman II trong bi ký Sdok Kak Thom, Cambodia (AD 1052), nhưng với niên đại 802 được qui cho Jayavarman là từ các bi ký sau này. Đối với Mỹ Sơn A1, Stern chỉ rõ, tr. 94, rằng Parmentier “làm việc theo nguyên tắc các hình thái nghệ thuật hoàn hảo hơn thì cổ hơn”. Đó là định kiến nảy sinh ra cách định niên đại sai lầm cho Mỹ Sơn A-1, sau đó hình như đã được hỗ trợ bởi một bi ký sớm được phát hiện gần đó nhưng thực ra lại không có liên hệ gì quần thể khu tưởng niệm. Vì cách xử lý Tháp Mắm của Boisselier quá vụng về, có lẽ vì ông quá tòng phục theo cách xác định của Stern đối với phong cách Bình Định. Trước hết Boisselier gợi ý rằng phong cách đó xuất hiện sớm ngay sau khi thủ đô được cho là đã chuyển về Bình Định, khoảng năm 1000, theo Maspéro, nhưng sau đó khi thấy không ổn, ông đã vẫn tiếp tục vụng về đặt nó vào thế kỷ XII, chắc chắn không ăn nhập gì với quần thể tưởng niệm chính ở khu vực đó, các đền tháp xung quanh Quy Nhơn (Boisselier, Statuaire du Champa, pp. 223, 256-274, 308-9). Những điêu khắc loài quỷ được bảo tồn tốt tại Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng cho thấy ảnh hưởng Việt Nam/Trung Quốc [Boisselier, pp. 291-3] và phải muộn hơn, có thể thế kỷ XIV hoặc thậm chí XV. Như William Southworth, thông tin riêng ngày 10 tháng 11 năm 2004, đã lưy ý “Toàn bộ giai đoạn này và toàn bộ chuỗi lịch sử nghệ thuật và điêu khắc Bình Định cần phải được xem lại một cách chi tiết hơn ... [và] bản thân di chỉ Tháp Mắm thực sự cũng có thể có niên đại từ cuối thế kỷ XIV đến thế kỷ XV”.   

12. Coedès, Các nhà nước Ấn Độ hóa, Indianized states, p. 40; Jean Filliozat Bi ký được gọi là “Vỏ [sic]-Cạnh”, ‘L’inscription dite de “Vỏ [sic]-Cạnh”’, BEFEO, 55 (1969): 107-16; Claude Jacques, Ghi chú về phong cách “Vỏ [sic]-Cạnh” Notes sur la stèle de “Vỏ [sic]-Cạnh”’, pp. 117-24 cũng có cùng vấn đề; Michael Vickery, ‘Funan reviewed: Deconstructing the ancients’, BEFEO, 90-91 (2003-4): 101-43; và thảo luận của Southworth, ‘Origins of Campā’, ghi chú ở dưới.

13. Ibid., pp. 204-5. 

14. Bi ký Chăm sớm nhất này là C174, mà Maspéro vẫn chưa biết và Anne-Valérie Schweyer đã bỏ qua trong Niên đại bi ký Champa đã công bố - Chronologie des inscriptions publiées de Campā, Études d’épigraphie cam-1, BEFEO, 86 (1999): 321-44. Xem George Coedès Bi ký Chăm ngữ cổ nhất ‘La plus ancienne inscription en langue chame’, in Eastern and Indian Studies in honour of F. W. Thomas, C. I. E. (Bombay: New Indian Antiquary Extra Series I, No. 48), pp. 39-52..

15. Southworth, Các cội nguồn Champa ‘Origins of Campā’, 241.

16. Anne-Valérie Schweyer, Triều vương Indrapura Quảng Nam, Việt Nam - Le dynastie d’Indrapura (Quảng Nam, Viet Nam)’, Southeast Asian Archaeology 1998: Proceedings of the 7 International Conference of the European Association of Southeast Asian Archaeologists, ed. Wibke Lobo and Stefanie Reimann (Hull: University of Hull Centre for South to East Asian Studies, 1998), pp. 205-17; Schweyer, Niên đại các bi ký - Chronologie des inscriptions. Schweyer – Nghề làm đồ bạc thời triều vương Indrapura Quảng Nam, Việt Nam -  La vaisselle en argent de la dynastie d’Indrapura (Quảng Nam, Việt Nam), Études d’épigraphie cam - II’, BEFEO, 86 (1991): 345-55 cho rằng khu vực có các bi ký là thuộc quyền kiểm soát cảu triều vương này. William Southworth cực kỳ phản đối việc sử dụng Indrapura ngoài di chỉ Đồng Dương, và rõ ràng ông không chấp nhận quan điểm của Schweyer về một triều đại; xem Southworth Ghi chú về địa chính trị Champa ở miền trung Việt Nam trong các thế kỷ 8-9 SCN - Notes on the political geography of Campā in central Vietnam during the late 8 and early 9 centuries AD’ trong Lobo and Reimann ed., Southeast Asian Archaeology 1998, pp. 237-44. 

17. Aymonier, ‘Première étude’; Finot, các bài viết dẫn trong chú thích 4; Abel Bergaigne,  Vương quốc Champa cổ ở Đông Dương, theo các bi ký - L’ancien royaume de Campā dans l’Indochine, d’après les inscriptions’, in lại từ Journal Asiatique (Paris: Imprimerie Nationale, 1888); Bergaigne, Bi ký Phạn ngữ Champa, Bi ký Phạn ngữ Cambodge - Inscriptions sanscrites de Campā, Inscriptions sanscrites du Cambodge (Paris: Imprimerie Nationale, 1893); Huber, Nghiên cứu văn bia Vương triều ‘Épigraphie de la dynastie’. 

18. Schweyer, như lưu ý ở trên, đã bỏ qua bi ký Chăm ngữ sớm nhất, C174 from Ðông Yên Châu, do Coedès công bố trong ‘Plus ancienne inscription’. Bi ký này cũng bị quên trong danh mục Nghiên cứu văn bia xứ Chăm - Études épigraphiques sur le pays cham, ed. Claude Jacques (Paris: École Française d’Extrême-Orient, 1995). Schweyer cũng đã chuẩn bị một số bản dịch mới về các bi ký Chăm Pô Nagar, Nha Trang, sẽ in trong Aséanie, 14 (2004): 109-40 và 15 (2005), sắp tới. Các đoạn dịch được dẫn ở đây chính là ‘Po Nagar’. Xin chân thành cảm ơn cô vì đã cung cấp các đoạn dịch đó cho tôi.

19. Đây là danh mục trong công trình của George Coedès và Henri Parmentier, Danh mục tổng hợp về bi ký và công trình đền tháp Champa và Cambodge - Listes générales des inscriptions et des monuments du Champa et du Cambodge (Hanoi, Ecole Française d’Extrême-Orient, 1923).

Bibliography

L’Association française des amis de l’orient (AFAO), 1997 Le Musée de sculpture Ca de Đà Nẵng, Editions de l’AFAO, Paris.

Aymonier, Étienne 1880 “Chronique des anciens rois du Cambodge”.

Excursions et Reconnaissances, IV, 2 (1880), pp. 149-80.

1891 “Première étude sur les inscriptions tchames”, Journal Asiatique, janvier-février 1981, pp. 5-86.

1901, 1904 Le Cambodge. Vol I: Le royaume actuel. Paris: Ernest Leroux. Editeur, 1900. Vol. II: Les provinces siamoises. Paris: Ernest Leroux, Editeur, 1901. Vol III: Le Groupe d’Angkor et l’histoire. Paris: Ernest Leroux, Editeur, 1904.

1911 “L’inscription came de Po Sah”, Bulletin de la Commission Archéologique de l’Indochne, pp. 13-19.

Aymonier, Étienne et Antoine Cabaton 1906 Dictionnaire Čam-Français, Paris, Imprimerie Nationale, Ernest Leroux, Éditeur.

Bellwood, Peter 1985 Prehistory of the Indo-Malaysian Archpelago, Orlando, Academic Press.

1992 “Southeast Asia Before History”, The Cambridge History of Southeast Asia Volume I, pp. 53-136.

1993 "Cultural and Biological Differentiation in Peninsular Malaysia: The Last 10,000 Years", Asian Perspectives Vol. 32, No. 2 (Fall 1993), pp. 37-59.

Bergaigne, Abel 1888 “L’Ancien royaume de Campā dans l’Indochine, d’après les inscriptions”, Extrait du Journal Asiatique, Paris, Imprimerie Nationale.

1893 Inscriptions sanscrites de Campa, Inscriptions sanscrites du Cambodge. Notices et extraits des manuscrits de la Bibliothèque Nationale, Tome 27, (1ere partie), 2e fascicule, Paris, Imprimerie Nationale.

Blust, Robert A. 1988 "The Austronesian Homeland: A Linguistic Perspective", Asian Perspectives 26, pp. 45-67.

1992 “The Austronesian Settlement of Mainland Southeast Asia”, in Papers From the Second Annual Meeting of the southeast Asian Linguistics Society 1992, Edited by Karen L. Adams and Thomas John Hudak Arizona Sate University, Program for Southeast Asian Studies, Tempe,
Arizona, 1994.

Coedès, George 1918 “Le royaume de Çrī Vijaya", BEFEO 18, 6 (1918), pp. 1-28

1928 “La date du Bayon”, BEFEO 28, pp. 81-103

1929 “Nouvelles données chronologiques et généalogiques sur la dynastie de Mahīdharapura”, BEFEO 29, pp. 297-330, including the inscription of Banteay Chhmar, pp. 309-315.

1932 “Quelques sugestions sur la méthode à suivre pour interpreter les bas-reliefs de Bantãy Chmàr et de la galérie extérieure du Bàyon”, BEFEO 32, pp. 71-81.

1939 “La plus ancienne inscription en langue chame”, in Eastern and Indian Studies in honour of F.W. Thomas, C.I.E., pp. 46, ff.

1942. Inscriptions du Cambodge Vol. 2. École Française d’Extrême-Orient. Collection de textes et documents sur l’Indochine III. Hanoi: Imprimerie d’Extrême-Orient.

1944 Histoire ancienne des états hindouisés d’extrême-orient. Hanoi. Imprimerie d’extrême-orient.

1964a Les états hindouisés d’Indochine et d’Indonésie. Nouvelle édition revue et mise à jour. Paris: Éditions E. de Boccard.

1964b Inscriptions du Cambodge Vol. 7. École Française d’Extrême-Orient. Collection de textes et documents sur l’Indochine III. Paris: École Française d’Extrême-Orient.

1966 Inscriptions du Cambodge Vol. 8. Paris, École Française d’Extrême-Orient.

1968 The Indianized States of Southeast Asia, edited by Walter F. Vella, translated by Sue Brown Cowing. Honolulu, University of Hawaii Press.

Coedès, George et Pierre Dupont 1943-46 "Les stèles de Sdòk Kak Thom, Phnom Sandak et Prá.h Vihãr.” BEFEO 43:56-154.

Coedès, George et Henri Parmentier 1923 Listes générales des inscriptions et des monuments du Champa et du Cambodge, Hanoi, Ecole Française d’Extrême-Orient, 1923.

Copenhagen 1988 Actes du séminaire sur le Campā, organisé à l’Université de Copenhague le 23 mai 1987, Paris, Travaux du centre d’histoire et civilisations de la péninsule indochinoise. 1988

Damais, L[ouis]-C[harles] 1957 Review of Prof. Dr. Poerbatjaraka. Riwajat Indonesia, djilid 1 (Histoire de l’Indonésie, vol. 1). Djakarta. Jajasan Pembangunan. Bulletin de L’École Française d’Extrême- Orient 48 (1957), pt. 2, pp. 607-49.

Demiéville, Paul 1951 “R.A. Stein, ‘Le Lin-yi, sa localisation, sa contribution à la formation du Champa et ses liens avec la Chine’”, T’oung Pao 40:336-351.

Diffloth, Gérard 1992 “Vietnamese as a Mon-Khmer Language”, in Papers from the 1st Annual Meeting of the South to East Asisan Linguistivcs Society. M. Ratliff and E. Schiller, eds., Tucson, Arizona State University Press, pp. 125-139.

1995 Paper presented in Hanoi, cited in Nguyễn Hữu Hoành, Tiêng Katu, 21-22, 219.

ÉÉPC 1995 Études Épigraphiques sur le Pays Cham, réunies par Claude Jacques. Paris: Presses de l’École Française d’Extrême- Orient, Réimpression No 7.

Filliozat, Jean 1969 ‘L’inscription dite de ‘Vỏ [sic! Võ]-Cạnh’”, Bulletin de L’École Française d’Extrême-Orient 55 (1969), pp. 107-116.

Finot, Louis 1902 “Deux nouvelles inscriptions de Bhadravarman Ier”, Bulletin de L’École Française d’Extrême-Orient II, pp. 185-191.

1903 “Stèle de Śambhuvarman à Mi-so’n”, Bulletin de L’École Française d’Extrême-Orient III (1903), pp. 206-211

1904a “Notes d’épigraphie VI: Inscriptions de Quảng Nam”, Bulletin de L’École Française d’Extrême-Orient IV (1904), pp. 83-115

1904b “Notes d’épigraphie XI: Les inscriptions de Mi-so’n”, Bulletin de L’École Française d’Extrême-Orient IV (1904), pp. 897-977

1915 "Les inscriptions du Musée de Hanoi, BEFEO XV (1915), pp. 1-19

1915 b ‘Les inscriptions du Jaya Parameśvaravarman I roi du Champa’, Bulletin de L’École Française d’Extrême-Orient, 15/2, pp. 39-43.

1915c ‘Errata et Addenda’, Bulletin de L’École Française d’Extrême-Orient, 15/2, pp. 185-192.

1928 Review of Maspéro, Le royaume de Champa, BEFEO XXVIII, pp. 285-292. Reprinted in Maspéro 1928.

Glover, Ian 1997 "The Excavations of J.-Y. Claeys at Trà Kiệu , Central Vietnam, 1927- 28: from unpublished archives of the EFEO, Paris, and records in the possession of the Claeys family", Journal of the Siam Society, Volume 85, Parts 1&2, pp. 173-186.

Groslier, Bernard Philippe 1973 Inscriptions du Bayon, in Jacques Dumarçay, Le Bayon histoire
architecturale du temple, Publications de l’Ecole Française d’Extrême-Orient, Mémoires Archéologiques III-2, Paris, l’Ecole Française d’Extrême-Orient, 1973, pp. 83-306.

Hall, Kenneth R. 1985 Maritime Trade and State Development in Early Southeast Asia. Honolulu: University of Hawaii Press, 1985

Huber, Edouard 1905 "Le clan de l’aréquier", Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient V,1905, pp. 170-5.

1911 “L’épigraphie de la dynastie de Đồng Dương”, BEFEO 11, pp. 268-311.

Jacques, Claude 1969 “Notes sur la stèle de ‘Vỏ [sic! Võ]-Cạnh’”, Bulletin de L’École Française d’Extrême-Orient 55 (1969), pp. 117-124.

1995 Études Épigraphiques sur le Pays Cham, réunies par Claude Jacques. Paris: Presses de l’École Française d’Extrême-Orient, Réimpression No 7.

1996 "Le Bayon et l’épigraphie", in First Symposium on the Bayon, Final Report – Volume I, pp. 78-86.

Lafont, Pierre-Bernard 1979 “Études Cam III. Pour une réhabilitation des chroniques rédigées en Ca moderne, BEFEO 1979, pp. 105-111.

1988 “Avant Propos”, Actes du séminaire sur le Campā, organisé à l’Université de Copenhague le 23 mai 1987, Paris, Travaux du centre d’histoire et civilisations de la péninsule Li Tana

1998 Nguyễn Cochinchina, Southern Vietnam in the Seventeenth and Eighteenth Centuries, Ithaca: Cornell Southeast Asia Program Publications.

Pierre-Yves Manguin 1979 "L’Introduction de l’Islam au Campā", BEFEO, LXVI, 1979, pp. 255-287.

Maspéro, Georges 1928 [1988] Le royaume de Champa, réimpression de l’École Française d’Extrême-Orient, Paris.

Moussay, Gerard 1971 Dictionnaire Căm-Vietnamien-Français, Phanrang, Centre Culturel Căm.

Népote, Jacques 1993 (1-2) “Champa, propositions pour une histoire de temps long”, Péninsule, Nouvelle série, 26-27.

Pelliot, Paul 1903 “Le Fou-Nan”, Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient III, 1903, Hanoi, pp. 248-303.

1904 “Deux itinéraires de Chine en Inde à la fin du VIIIe siècle”, Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient IV, Hanoi, pp. 131-385.

Po Dharma 1987 (I-II) Le Pa∂urajga (Campa) 1802-1835, tomes I-II. Paris, Publications de l’École Française d’Extrême-Orient.

1988 "Etat des dernières recherches sur la date de l’absorption du Campā par le Vietnam", Actes du séminaire sur le Campā, organisé à l’Université de Copenhague le 23 mai 1987, Paris,
Travaux du centre d’histoire et civilisations de la péninsule indochinoise, pp. 58-69.

1999 Quatre lexiques malais-can anciens rédigés au Campā, Presses de l’École française d’Extrême-Orient, Paris.

Reid, Anthony 1999 Changing the Shape of Early Modern Southeast Asia, Chiang Mai, Silkworm Books 1999

Roveda, Vittorio 2000 Khmer Mythology, Secrets of Angkor. Bangkok, River Books.

Schweyer, Anne-Valérie 1998 “Le dynastie d’Indrapura (Quảng Nam, Viet Nam)”, Southeast Asian Archaeology 1998, Proceedings of the 7th International Conference of the Europezan Association of Southeast Asian Archaeologists, Berlin, 31 August – 4 September 1998, Wibke Lobo and Stefanie Reimann Editors, Centre for South to East Asian Studies, University of Hull,
Special Issue & Ethnologisches Museum, Staatliche Museen zu Berlin, Stiftung Preussischer Kulturbesitz, pp. 205-217.

1999a “Chronologie des inscriptions publiées de Campa, Études d’épigraphie cam-1”, Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient 86, pp. 321-344.

1999b "La vaisselle en argent de la dynastie d’Indrapura (Quảng Nam, Việt Nam, Études d’épigraphie cam - II", Bulletin de l’École Française d’Extrême-Orient 86, pp. 345-355.

2004 ‘Po Nagar de Nha Trang’, Aséanie, 14, pp. 109-40.

2005 ‘Po Nagar de Nha Trang’, deuxième partie, Aséanie, 15, forthcoming.

Southworth, William Aelred 2001 “The Origins of Campā in Central Vietnam, A Preliminary Review”, Ph.D. thesis, Archaeology, SOAS, University of London, 2001

Stern, Philippe 1927 Le Bayon d’Angkor Thom et l’évolution de l’art khmer. Paris: Annales du Musée Guimet, Bibliothèque de vulgarisation, no. 47. Librairie orientale Paul Geuthner.

1942 Philippe Stern, L’Art du Champa (Ancien Annam) et son Evolution, Toulouse.

Stein, Rolf 1947 Le Lin-Yi, sa localisation, sa contribution à la formation du Champa et ses liens avec la Chine. In Han-Hiue, Bulletin du

Taylor, Keith W. 1983 The Birth of Vietnam, Berkeley, University of California Press.

1998 “Surface Orientations in Vietnam: Beyond Histories of Nation and Region”, Journal of Asian Studies, vol. 57, no. 4, 1998, pp. 949–978.

Thurgood, Graham 1999 From Ancient Cham to Modern Dialects, Two Thousand Years of Language Contact and Change. Honolulu, University of Hawaii.

Vickery, Michael 1998 Society, Economics and Politics in Pre-Angkor Cambodia: The 7th to eighth Centuries. Tokyo.The Centre for East Asian Cultural Studies for Unesco, The Toyo Bunko.

2003 “Funan Reviewed: Deconstructing the Ancients”, publication pending in BEFEO.

2004a “Two Historical Records of the Kingdom of Vientiane”, in Christopher E. Goscha and Sören Ivarsson (eds.), Contesting Visions of the Lao Past Lao Historiography at the Crossroads, Richmond: Curzon Press.

2004b Cambodia and its Neighbors in the 15th Century, Asia Research Institute Working Paper Series No. 27, Singapore. www.ari.nus.edu.sg/pub/wps.htm

Wade, Geoff 2005 Champa in the Song hui-yao: A Draft Translation, Asia Research Institute Online Working Paper Series, No. 53, Singapore.

Vietnamese histories.

Cm = Khâm Ðịnh Việt Sử Thông Giám Cương Mục
Tt  =   Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư
Vsl = Việt Sử Lược 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét